Blog

Sơn chống thấm sàn vệ sinh -Giải pháp chống thấm hiệu quả

Sàn nhà vệ sinh là một trong những khu vực dễ bị thấm nước nhất, bởi đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt liên quan đến nước của tất cả mọi người. Do đó, việc tìm kiếm và lựa chọn giải pháp chống thấm phù hợp là một điều rất quan trọng mà chúng ta cần lưu ý. Vậy, giữa muôn vàn lựa chọn chống thấm, tại sao sơn chống thấm sàn vệ sinh lại được coi là giải pháp tiện lợi nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Vì sao nên chọn thi công sơn chống thấm sàn vệ sinh?

Sự phát triển của thời đại đã đem đến cho chúng ta rất nhiều giải pháp chống thấm dột, bảo vệ hiệu quả cho toàn bộ công trình nói chung và bảo vệ, chống thấm cho sàn vệ sinh nói riêng, có thể kể đến một số giải pháp như: sử dụng giấy dầu chống thấm, lưới thủy tinh, màng bitum, … Trong đó, sơn chống thấm luôn nhận được nhiều sự lựa chọn phổ biến hơn cả có lẽ vì những nguyên nhân dưới đây:

Khả năng chống thấm nước tuyệt vời, triệt để, chống kiềm hóa vô cùng tốt, độ bám dính tối ưu trên hầu hết mọi bề mặt 

Tiện lợi khi sử dụng, dễ dàng tiến hành cho quá trình thi công  

Không chứa các hóa chất độc hại, đặc biệt an toàn cho người dùng và cả môi trường xung quanh.

Và còn rất nhiều lý do khác khiến cho việc sử dụng sơn chống thấm trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho rất nhiều khách hàng hiện nay. Những ưu điểm đó cũng chính là lý do trả lời cho câu hỏi được chúng ta đặt ra lúc đầu – “vì sao nên sử dụng sơn chống thấm sàn vệ sinh?”

sơn chống thấm sàn vệ sinh

2. Hướng dẫn quy trình thi công sơn chống thấm sàn vệ sinh

Tương tự với các quy trình thi công sơn chống thấm ở các vị trí khác, nếu muốn thi công chống thấm cho sàn vệ sinh đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ các bước trong quy trình sau đây:

Bước 1: Dọn dẹp, chuẩn bị bề mặt sàn vệ sinh

Khâu chuẩn bị cho bề mặt thi công và tiến hành lựa chọn sản phẩm sơn chống thấm luôn được xem là một trong những bước quan trọng nhất, có thể tác động trực tiếp đến kết quả chất lượng thi công công trình. Về hãng sơn uy tín, bạn có thể lựa chọn các dòng sản phẩm sơn chống thấm từ sơn JYMEC – hãng sơn của người Việt với những sản phẩm được tích hợp nhiều ưu điểm chống thấm, bảo vệ mặt sàn tuyệt vời.

Trước khi bắt đầu thi công chống thấm, bạn cần vệ sinh, lau chùi mặt sàn nhà vệ sinh thật kỹ lưỡng, giữ cho sàn nhà đạt độ khô ráo nhất định, điều này sẽ giúp lấy đi độ bóng của bề mặt sàn, tạo điều kiện cho sơn lót có thể bám dính tốt hơn.

sơn chống thấm sàn vệ sinh hình 2

 

Bước 2: Chà nhám mặt sàn

Sau khi vệ sinh hoàn thiện, bạn hãy dùng máy chà nhám hoặc giấy chà nhám trong khoảng từ 120grit – 180grit để tạo độ nhám của sàn, giúp cho lớp lót của sơn chống thấm có khả năng bám dính tốt hơn. Bạn cũng được khuyên là nên phủ thêm vải sơn hoặc dán gạch trong quá trình chà nhám mặt sàn để hạn chế làm hư hỏng sàn nhà. Sau đó, quét lại sàn nhà vệ sinh một lần nữa để loại bỏ phần bụi chà nhám còn lại và phủ thêm một lần nữa bằng vải dính để đảm bảo lớp sơn lót được trơn tru nhất có thể.

Bước 3: Sơn lót

Tương tự với các quy trình thi công chống thấm khác, trước khi sơn chống thấm, bạn hãy phủ lên sàn nhà vệ sinh một lớp sơn lót epoxy mỏng được pha trộn riêng cho loại sàn mà bạn đang sơn. Để lớp sơn lót khô tự nhiên qua đêm trong điều kiện thời tiết khô ráo, không mưa.

Bước 4: Thi công sơn chống thấm

Tiến hành pha sơn chống thấm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất, sử dụng các công cụ sơn thích hợp với khu vực thi công đã được chuẩn bị sẵn trước đó. Tiến hành sơn từ 2-3 lớp, mỗi lớp cách nhau ít nhất từ 6-8 tiếng.

Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu kết quả

Cuối cùng, sau khi hoàn thành, bạn hãy nghiêm phòng sàn nhà vệ sinh bằng cách dùng chất trám chống thấm nước để niêm phong sàn, đảm bảo sàn vệ sinh khô trong 24h sau thi công rồi mới sử dụng.

sơn chống thấm sàn vệ sinh hình 3

>> Bài viết nổi bật: 

3. Lưu ý khi thi công sơn chống thấm sàn vệ sinh

Bên cạnh tuân thủ đúng các bước thi công trên, bạn cần lưu ý một số điều nữa để quy trình thi công thêm hiệu quả như:

Hạn chế thi công trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 10 độ C và độ ẩm hơn 85%

Không tiến hành thi công sơn chống thấm trên sàn nhà vệ sinh đã có chống thấm gốc dầu hoặc đã được làm láng từ trước đó 

Sử dụng đầy đủ các dụng cụ bảo hộ, tránh tiếp xúc sơn trực tiếp với da. 

Với các vết nứt nhỏ, hãy thi công 3 lớp sơn chống thấm, còn với các vết nứt lớn thì bạn cần đục rỗng hình chữ V trên bề mặt và trét lại hỗn hợp lên đó theo tỉ lệ: 3 cát – 1 xi măng – 3 sơn chống thấm trước khi bắt đầu tiến hành quy trình thi công.

sơn chống thấm sàn vệ sinh hình 4

Trên đây là những chia sẻ về thi công sơn chống thấm sàn vệ sinh mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn qua bài viết trên. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về lĩnh vực này!

>>Xem thêm: Sơn chống thấm ngoại thất: Công dụng, chọn mua hãng nào?
 

Related posts

Có nên dán phim bảo vệ kính, an toàn kính?

Lê Lệ Hằng

Cách mua két sắt mini giá rẻ để cho nội thất gia đình

Lê Lệ Hằng

Mãn nhãn với 8 căn biệt thự đẹp nhất thế giới | Wikinoithat.com

Lê Lệ Hằng

Leave a Comment